Hội nghị Khoa học của Hội đồng Trung tâm Nghiên cứu Chuyển giao Khoa học Công nghệ & DV Hội An (CSTE), tiếp tục khẳng định “Thị trường Đông trùng hạ thảo Việt Nam – Minh bạch và Phát triển”

TS. Nguyễn Nhân Đức, Phó giám đốc, Phó chủ tịch thường trực HĐKH Hệ thống Trung tâm KHCN & DV thành phố Hội An trao đổi với các lãnh đạo và đại biểu.
Quang cảnh buổi Tọa đàm do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Báo Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức
Mở đầu buổi tọa đàm, TS. Nguyễn Quang Trung, Phó chủ tịch thường trực HĐKH Hệ thống Trung tâm KHCN & DV thành phố Hội An, Viện trưởng Viện Khoc học Kinh tế & Nông nghiệp Việt – Nhật cho rằng ĐTHT được những giáo sư đầu ngành của Việt Nam nghiên cứu thử nghiệm thành công gần một thập niên vừa qua nhưng vài năm trở lại đây sản phẩm này được người tiêu dùng biết đến rộng rãi nhờ công dụng thực sự của nó mang lại cho sức khỏe cộng đồng. Các công trình nghiên cứu sinh học cho thấy đông trùng hạ thảo đã đem lại những kết quả cao trong quá trình phục hồi sức khỏe, tăng cường miễn dịch, ổn định nhịp tim, cải thiện đường hô hấp,…
Tuy nhiên trên thị trường hiện nay các thông tin về đông trùng hạ thảo nhập khẩu và sản xuất trong nước vẫn còn “nhập nhằng”, các siêu thị, đại lý phân phối cho thương hiệu đông trùng hạ thảo trong nước còn thưa thớt, những chuỗi cửa hàng phân phối về đông trùng hạ thảo đa phần là hàng nhập khẩu từ Mỹ, Nhật, Hàn, Trung Quốc, hàng Việt Nam chưa có “chỗ đứng” trên thị trường, thương hiệu và chất lượng sản phẩm chưa rõ ràng. Đặc biệt niềm tin của khách hàng vào sản phẩm chưa cao, các kênh truyền thông về sản phẩm còn hạn chế khiến ranh giới hiểu biết giữa người sử dụng về các thương hiệu uy tín còn mập mờ khó phân biệt.
Mặc dù được kỳ vọng và trên thực tế đã có bước phát triển khá mạnh mẽ, tuy nhiên tại thời điểm hiện tại, thị trường đông trùng hạ thảo tại Việt Nam đã xuất hiện khá nhiều bất cập. Công tác quản lý, sản xuất, phân phối, kiểm định chất lượng khá lỏng lẻo và nhiều hạn chế nên đã dẫn đến thị trường đông trùng hạ thảo phát triển một cách tự phát, tràn lan và thiếu nhất quán khiến người tiêu dùng khó phân biệt, mất phương hướng dẫn đến mất niềm tin của người tiêu dùng. TS. Trung trích dẫn tiếp một số ý kiến của các chuyên gia trong buổi tọa đàm trực tuyến: “Thị trường Đông trùng hạ thảo Việt Nam – Minh bạch và Phát triển” tại Hội trường 3, Tầng 7, tòa nhà VCCI, số 9 Đào Duy Anh, Hà Nội,
PGS, Tiến sĩ. Nguyễn Thị Chính
Theo PGS, Tiến sĩ. Nguyễn Thị Chính, Phó Chủ tịch Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam cho biết, hiện nay có những tranh luận có phải là đông trùng hạ thảo hay là nhộng trùng thảo.
Theo quan điểm cá nhân, trên thị trường có rất nhiều loại khác nhau. Đông trùng hạ thảo cũng như vậy, là giống cordiceps và nhiều loại cordiceps simensips, cordiceps militaris là hai loại được trồng nhiều nhất trên thế giới và Việt Nam.
Trên thế giới các đông trùng hạ thảo có giống cordiceps simensips lấy chọn ở ngoài thiên nhiên là chính. Trung Quốc là quốc gia có nhiều loài này và cũng được nhiều người mua và sử dụng.
Các viện công nghệ sinh học Hàn đã chứng minh đông trùng hạ thảo militaris chất dinh dưỡng nhiều hơn simensips. Vậy tại thị trường Việt Nam, cordiceps militaris được nuôi trồng nhiều ở Việt Nam có thể vẫn được gọi. Và vẫn có ý kiến của những các nhà khoa học không đồng ý với điều này.

TS. Phạm Văn Nhạ – Giám đốc Trung tâm đấu tranh sinh học
Theo quan điểm của TS. Phạm Văn Nhạ, Giám đốc Trung tâm đấu tranh sinh học (Viện bảo vệ thực phẩm – Bộ NNPTNT): hiện nay đang có nhiều cách gọi khác nhau về về sản phẩm này. Trong đó phổ biến là các cách gọi như đông trùng hạ thảo tại Việt Nam, Hàn Quốc, nhộng trùng thảo tại Trung Quốc và cách gọi bông tuyết tại Nhật Bản.
Tuy nhiên, theo TS Phạm Văn Nhạ có lẽ không phải bàn nhiều về tên gọi. Vì phần lớn ở các nước có ngành công nghiệp sản xuất sản phầm này phát triển thì đều gọi là đông trùng hạ thảo.

TS. Trần Lập Công – Thầy thuốc ưu tú, Bs chuyên khoa 2, Viện Y học cổ truyền Quân đội
Theo TS. Trần Lập Công, Thầy thuốc ưu tú, Bs chuyên khoa 2, Viện Y học cổ truyền Quân đội: đông trùng hạ thảo có công dụng tốt nhưng còn hạn chế. Hiện nay, đông trùng hạ thảo dùng cho bênh nhân rất hạn chế, dù công dụng tốt. Nguyên nhân của tình trạng này theo bác sĩ Trần Lập Công, một phần xuất phát từ yếu tố giá thành, bởi giá thành của đông trùng hạ thảo trên thị trường ở thời điểm hiện tại khá đắt. Thêm vào đó, theo quy định, tại bênh viện, những thực phẩm chức năng như đông trùng hạ thảo lại chưa được đưa vào điều trị trong bệnh viện, thực phẩm chức năng chỉ được dùng chứ không được kê đơn. “Là bác sĩ, bản thân tôi biết công dụng của đông trùng hạ thảo rất tốt nhưng tôi chỉ phổ biến cho bênh nhân dùng chứ chúng tôi không được phép kê đơn cho bênh nhân”. – Bác sĩ Công nói.
Ông cho biết, trên thực tế, chưa có loại thực phẩm chức năng nào được nghiên cứu sâu như đông trùng hạ thảo, theo thống kê hiện tại có hơn 600 nghiên cứu về đông trùng hạ thảo. Các nghiên cứu này đã chứng minh rằng đông trùng hạ thảo có thể ức chế ung thư, chống mỡ máu, nhưng đáng tiếc, chúng không được phổ cập.
Vì vậy, ông Công mong muốn đông trùng hạ thảo đến tay người bệnh với giá thành phù hợp. “Bởi hiện, giờ vẫn chúng tôi vẫn phải nhập của Trung Quốc cho người dân bằng con đường không chính ngạch. Thậm chí, nhiều khi không sang nhập được, tôi phải sang tận tận Trung Quốc để mua. Do đó, nên hiện nay nếu tại Việt Nam có đông trùng hạ thảomà có có thể phổ biến cho bệnh nhân là rất quý”, ông Công nói.
Ông Lê Văn Giang – Phó Cục trưởng – Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế)
Theo ông Lê Văn Giang – Phó Cục trưởng – Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế), Dưới góc độ của cơ quan quản lý, ông cho biết, trước hết về đông trùng hạ thảo như các chuyên gia đã nói có thể từ vài chủng nấm để đưa ra sản phẩm. Nhưng thực sự quản lý sản phẩm này, đặt một cái tên theo đúng quy định của Nhà nước, thì phải thể hiện đúng tính chất của sản phẩm.

Theo GS.TS. Phạm Hưng Củng, Nguyên vụ trưởng vụ Y Học Cổ Truyền – Bộ y tế: đông trùng hạ thảo là sản phẩm rất được quan tâm tại Việt Nam và thế giới, được các nhà khoa học tập trung nghiên cứu. Theo ông Củng, nhận định về việc quản lý sản xuất, kinh doanh lỏng lẻo là chưa chính xác. “Việc các doanh nghiệp đăng ký sản xuất, kinh doanh các sản phẩm đông trùng hạ thảo là rất khó và chặt chẽ, đặc biệt là yêu cầu về kiểm nghiệm hàm lượng adenosin trong sản phẩm là bao nhiêu thì khi đó mới được cấp phép”. – ông Củng nói. Hiện tại, tên gọi đông trùng hạ thảo cũng có nhiều tranh cãi. Theo công bố các nhà khoa học trên thế giới, bản chất đông trùng hạ thảo là một loại nấm, thì cần bàn xét về chủng nấm đó là gì?
Theo thống kê của các nhà khoa học hiện có hơn 500 loài, có loài được xếp loại chất lượng, nhưng có loại không có nhiều hàm lượng dinh dưỡng… Đặc biệt, có 2 loài được nghiên cứu kĩ là cordiceps simensips và militaris có hoạt chất tương đồng nhau. Đặc biệt hai loại này có hoạt chất sinh học có chất lượng tốt cho sức khỏa và chỉ nên tập trung vào hai loại này.
Bên cạnh đó, tên gọi đông trùng hạ thảo là do việc quan sát hiện tượng đã có từ rất lâu, mà không chú trọng vào bản chất. Do vậy, với hai loại cordiceps sinensips được thu hoạch tại vùng núi cao có hàm lượng tương đương như loại minitaris được nuôi trồng có thể gọi chung tên cũng không sai do nội hàm gần như tương đương.
“Quan trọng hơn, cần tập trung vào hai mục tiêu chính, vì sức khỏe của người dân và làm người dân hiểu được công dụng của đông trùng hạ thảo để bảo vệ sức khỏe và tạo cho doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi phát triển các sản phẩm đông trùng hạ thảo, Không nên cản trở làm khó doanh nghiệp và vẫn đảm bảo tính trung thực. Do vậy, tôi cho rằng, không nên câu nệ về tên gọi, nếu các sản phẩm vẫn mang hàm lượng hoạt chất tương đồng nhau”. – Ông Củng nhấn mạnh.
ThS. BSCKII. Nguyễn Quang Chính, Chủ tịch Hội Đông Y tỉnh Quảng Nam và ThS. Đặng Ngọc Phúc, Chi Hội trưởng Chi Hội Đông Y Trung tâm Khoa học Công nghệ TP. Hội An kiểm tra giống ĐTHT tại Viện
Theo các nhà khoa học của đơn vị, việc giá trị Đông trùng hạ thảo thì thực tế đã chứng minh, tuy nhiên vì giá cả quá cao nên khó đến tay người tiêu dùng, đặc biệt là các bệnh nhân. Việc nghiên cứu thành công và cho ra đời sản phẩm Đông trùng Hạ thảo QLANDS của các nhà khoa học Viện Khoa học Kinh tế và Nông nghiệp Việt – Nhật góp phần rất lớn để đưa sản phẩm này đến tay người tiêu dùng tỉnh Quảng Nam và Miền trung với giả cả phù hợp.
Hội đồng thông qua lần 2 qui trình sản xuất ĐTHT của Viện, công bố hợp qui lần 2 dưới sự giám sát chặt chẽ của Hội Đồng Khoa học Trung tâm CSTE và Chi Hội Đông y Trung tâm KHCN TP. Hội An. Đồng ý cho sản phẩm lưu hành theo kết quả giám định hoạt chất được đơn vị của Bộ Khoa học & Công nghệ kiểm nghiệm./.
Tác giả bài viết: VP Trung tâm
Nguồn tin: (nguon trích dẫn Bao dien dan DN)
Leave a comment