Phát hiện Sả Hương Tây Giang – Một loại cây đặc trưng của miền Tây Quảng Nam

Lên đến trung tâm huyện, chúng tôi được các anh lãnh đạo đón tiếp niềm nở, tiếp tục cuộc hành trình lên tận vùng cao nhất của huyện miền núi Tây Giang Quảng Nam, cảm nhận của chúng tôi bắt đầu thấy không khí se lạnh, đồi núi chập trùng giống như là một Đà Lạt Miền trung nữa sau đỉnh Bà Nà của Đà Nẵng.
Tại đây vô tình chúng tôi phát hiện một loài cây có mùi thơm đặc biệt, không biết nó xuất hiện từ khi nào, hỏi thăm đồng bào thì bà con nói không biết từ khi nào mà có cây này.

Về lại đến trung tâm huyện chúng tôi bẻ cong nhành cây thì có hương thơm đặc biệt giống của loại sả Java được di thực từ ấn độ và trồng tại các tỉnh miền núi phía bắc.
Bắt tay vào thí nghiệm và nghiên cứu chúng tôi phát hiện loại cây này là một chi họ sả, có hàm lượng chất Citronella trên 28%, đảm bảo cho thương mại và xuất khẩu. Sau khi trao đổi với Hội đồng khoa học Trung tâm Nghiên cứu Chuyển giao KHCN & GD Hội An – Quảng Nam và Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp duyên hải Nam Trung bộ thì đây là một giống sả địa phương, phù hợp với thổ nhưỡng, đem lại hiệu quả kinh tế cao, việc trồng sả này vừa chống xói mòn đất cho địa hình địa phương, vừa đem lợi lợi ích gấp nhiều lần trồng lúa. Bí thư huyện ủy Tây Giang vui mừng nói, có lẽ đó là “Cây Lười”, vì bản thân quá trình chăm sóc và trồng trọt như là “cây cỏ”.
Sau phát hiện, Một số nhà khoa học trong nước và nước ngoài đã làm việc với Trung tâm và hỗ trợ Trung tâm cùng người dân nghiên cứu để sớm đưa Cây sả Hương Tây Giang vào phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
Nguồn tin: Trung tâm KHCN
Leave a comment