Triển khai đánh giá cấp cơ sở đề tài nghiên cứu Rau rừng và lá uống Cù Lao Chàm thành các dạng bài thuốc để chữa bệnh do TS. Nguyễn Nhân Đức làm chủ nhiệm
Từ ngày 15/11 đến 04/12/2020, Hội đồng Khoa học Trung tâm Khoa học công nghệ và Dịch vụ Hội An tiến hành đánh giá cấp cơ sở đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu tổ hợp các loại thực vật có thể sử dụng làm rau ăn và lá uống ở Cù Lao Chàm, Hội An, Quảng Nam thành các dạng bài thuốc có giá trị dinh dưỡng, phòng, hỗ trợ điều trị một số bệnh và xây dựng qui trình khoanh nuôi, khai thác chúng một cách hiệu quả”
Đến tham dự có đồng chí phó chủ tịch Hội nông dân thành phố Hội An, đồng chí Chủ tịch Hội nông dân phường Cẩm Phô cùng BCH Hội, đồng chí Chủ tịch Hội nông dân xã đảo Tân Hiệp cùng BCH Hội, Đồng chí Phó chủ tịch HĐND phường Cẩm Phô cùng lãnh đạo các chi hội nông dân trên địa bàn thành phố Hội An.
Chủ trì Hội đồng đánh giá là DS.CK1. Nguyễn Như Chính, Chủ tịch Hội Đông y tỉnh Quảng Nam. Đánh giá chuyên môn là TS. Phùng Chất, Trưởng khoa Y Dược Đại học Đông Á, các TS, NCS, ThS, NCV trong Hội đồng Khoa học Trung tâm CSTE cùng các thành viên tham gia nghiên cứu đề tài.

Quang cảnh buổi đánh giá
Hiện nay do tầm quan trọng của cây rau trong đời sống đặc biệt là là một số loài rau rừng được người dân ở những nơi vùng núi gây trồng và sử dụng khá phổ biển theo nhiều hình thức và phương thức khác nhau. Tuy vậy những hình thức và phưong pháp đó chưa góp phần nhiều trong công việc bảo tồn và phát triển bền vững các loài rau rừng.
Rừng núi Cù Lao Chàm có khá nhiều chủng loại cây nên từ lâu người dân đã lấy cây lá rừng để nấu nước uống thay chè như “lá mùng năm”. Ra thăm đảo, khách nếm hương vị nước lá đậm đà khó quên, giúp ăn ngon ngủ được. Để những kinh nghiệm, những tri thức dân gian của người dân xã đảo ngày càng đi sâu vào thực tiễn của đời sống người dân và gắn liền với biển đảo thì cần có những nghiên cứu chuyên sâu về dược tính của từng loại rau rừng, lá uống để qua đó có sự kết hợp những loại có dược tính phù hợp, nhằm tạo ra một sản phẩm đảm bảo và tốt cho sức khỏe người tiêu dung. Đối với một số loại đang có nguy cơ khan hiếm, phải có biện pháp nhân giống và duy trì, phải có nghiên cứu về sự tái sinh các loại rau rừng và lá uống để giúp người dân có nhìn nhận về sự phát triển, sinh trưởng của từng loại rau rừng, lá uống qua đó giúp được việc khai thác một cách hợp lý, không bị cạn kiệt về nguồn tài nguyên, đây chính là mục tiêu của nghiên cứu.



Ban chủ nhiệm đề tài cùng lãnh đạo Trung tâm tập huấn kĩ thuật cho Hội nông dân và nhân dân xã đảo Tân Hiệp
Kết quả nghiên cứu đã hoàn thiện tốt các nội dung như xây dựng công thức các loại rau rừng và lá uống ở Cù Lao Chàm, Hội An, Quảng Nam thành các dạng bài thuốc có giá trị dinh dưỡng để phòng, hỗ trợ điều trị một số bệnh về tiêu hóa, tim mạch và an thần; Xác định được thành phần dinh dưỡng (Protein, lipid, Glucid, Celluloza; vitamin C, B1, Beta caroten; nguyên tố vi lượng Ca, Fe, Mg) của các dạng bài thuốc rau rừng ở Cù Lao Chàm; Xác định được thành phần những nhóm hoạt chất chính trong các dạng bài thuốc rau rừng và lá uống ở Cù Lao Chàm có tác dụng phòng, hỗ trợ điều trị một số bệnh về tiêu hóa, tim mạch, an thần; Hình thành các dạng bào chế từ các bài thuốc lá uống ở Cù Lao Chàm, Hội An, Quảng Nam,…đặc biệt là tạo ra qui trình khoanh nuôi xúc tiến tái sinh và kĩ thuật khai thác có hiệu quả trong tự nhiên nhằm bảo tồn và tái tạo, tránh nguy cơ khai thác hủy duyệt.
Đề tài được Hội đồng khoa học Trung tâm đánh giá cao về chất lượng, Hội nông dân thành phố và các địa phương có làng rau du lịch hi vọng được tiếp nhận kết quả sớm nhất để tiến hành triển khai ứng dụng trong cuộc sống phục vụ du lịch, sức khỏe cộng đồng và bảo tồn một cách khoa học.
Đề tài được Hội đồng khoa học Trung tâm đánh giá cao về chất lượng, Hội nông dân thành phố và các địa phương có làng rau du lịch hi vọng được tiếp nhận kết quả sớm nhất để tiến hành triển khai ứng dụng trong cuộc sống phục vụ du lịch, sức khỏe cộng đồng và bảo tồn một cách khoa học.
Tác giả bài viết: VP Trung tâm CSTE
Leave a comment