Trung tâm Nghiên cứu chuyển giao KHCN & Giáo dục Hội An – Quảng Nam triển khai đề tài “Giải pháp hỗ trợ trẻ tự kỷ, chậm phát triển ở nhà trường mầm non và gia đình trên địa bàn thành phố Hội An, Tam Kỳ và thị xã Điện Bàn của tỉnh Quảng Nam”
Nghiên cứu về trẻ tự kỷ đã và đang là một vấn đề quan trọng đối với các cơ quan chức năng cũng như nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước.
Tại Việt Nam có một số công trình nghiên cứu về chứng bệnh của trẻ tự kỷ. Tuy nhiên vẫn chưa có một chuyên luận đầy đủ nào về chứng bệnh này. Nhiều công trình chủ yếu đi vào nghiên cứu các biểu hiện của trẻ tự kỷ.
Theo các nghiên cứu của WHO, số lượng trẻ khuyết tật ngày càng gia tăng theo sự phát triển của xã hội hiện đại.
Vấn đề người khuyết tật là vấn đề lớn của xã hội hiện nay. Mức độ và khả năng quan tâm của xã hội đối với trẻ khuyết tật thể hiện trình độ phát triển của một cộng đồng, một quốc gia. Hiện nay trẻ khuyết tật trong trên địa bàn tỉnh Quảng Nam gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận sự hỗ trợ chuyên môn. Việc đưa trẻ khuyết tật đi khám và chữa trị ở các thành phố lớn rất khó khăn, không phải gia đình nào cũng có thể đưa trẻ đi được. Hiệu quả của quá trình hỗ trợ trẻ khuyết tật phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó gia đình của trẻ đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Nếu cộng đồng có thể hỗ trợ các gia đình phát huy vai trò của mình để giải quyết vấn đề trẻ khuyết tật thì sẽ giảm bớt rất nhiều khó khăn cho các gia đình và cả cộng đồng.

Biểu hiện của trẻ trở thành bệnh lý. Bác sĩ Nguyễn Xuân Thắng, Trung tâm Phục hồi chức năng và Trợ giúp trẻ tàn tật TP HCM cho biết, tự kỷ cho đến nay vẫn là thách thức của y học, không có nguyên nhân nên không thể phòng ngừa. Mỗi trẻ tự kỷ lại không giống nhau, biểu hiện từ rất nặng đến rất nhẹ nên việc chăm sóc, can thiệp, điều trị trở nên khó khăn và tốn kém. Sự trợ giúp, thấu hiểu của cộng đồng và xã hội là rất cần thiết (ảnh vnexpress.net)

Biểu hiện của trẻ trở thành bệnh lý. Bác sĩ Nguyễn Xuân Thắng, Trung tâm Phục hồi chức năng và Trợ giúp trẻ tàn tật TP HCM cho biết, tự kỷ cho đến nay vẫn là thách thức của y học, không có nguyên nhân nên không thể phòng ngừa. Mỗi trẻ tự kỷ lại không giống nhau, biểu hiện từ rất nặng đến rất nhẹ nên việc chăm sóc, can thiệp, điều trị trở nên khó khăn và tốn kém. Sự trợ giúp, thấu hiểu của cộng đồng và xã hội là rất cần thiết (ảnh vnexpress.net)
Đề tài “Giải pháp hỗ trợ trẻ tự kỷ, chậm phát triển ở nhà trường mầm non và gia đình trên địa bàn thành phố Hội An, Tam Kỳ và thị xã Điện Bàn của tỉnh Quảng Nam” theo TS. Dương Bạch Dương là nhằm phát hiện sớm những dấu hiệu của tự kỷ, đưa ra giải pháp phù hợp để hỗ trợ trẻ khi chưa phát sinh thành bệnh lý nhằm giúp các gia đình trẻ khuyết tật, nhà trường có khả năng tham gia can thiệp sớm, phát huy vai trò của gia đình và nhà trường trong quá trình hỗ trợ trẻ khuyết tật, khắc phục những khó khăn hiện nay trong cộng đồng của và các gia đình có trẻ khuyết tật trên địa bàn.
Tác giả bài viết: Ban biên tập Website VPTT
Leave a comment