Trung tâm Nghiên cứu chuyển giao KHCN & Giáo dục Hội An triển khai nghiên cứu đề tài “Mô hình phát triển nguồn nhân lực đồng bào dân tộc thiểu số phục vụ phát triển bền vững tại các huyện miền núi trên địa bàn tỉnh Quảng Nam”
Trong những năm gần đây, Quảng Nam đã có nhiều đổi thay. Tuy vậy, sự phát triển của khu vực miền núi vẫn còn khoảng cách rất xa so với sự phát triển chung của toàn tỉnh.
Theo số liệu điều tra cho thấy toàn tỉnh có 20 dân tộc anh em, người kinh chiếm đa số, số lượng cán bộ là người đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh Quảng Nam hiện nay vào khoảng 7.284 người, trình độ văn hóa trung bình và chuyên môn chưa cao, số lượng đi học cử tuyển không nhiều. Hệ thống giáo dục phổ thông miền núi còn ít, cơ sở đào tạo nghề lại càng thiếu, mặt dù với nhiều chính sách thu hút nguồn lực như đề án thu hút nguồn lực chất lượng cao của tỉnh, đề án 600 của Chính phủ,… hỗ trợ nhưng vẫn chưa đủ và đảm bảo.

Hội nghị sơ kết Dự án thí điểm tuyển chọn 600 tri thức trẻ ưu tú, có trình độ đại học tăng cường về làm phó chủ tịch UBND xã thuộc 63 huyện nghèo do Bộ Nội Vụ tổ chức
Vài nét về thực trạng cho thấy công tác giáo dục đào tạo nguồn nhân lực dân tộc thiểu số chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của tỉnh theo định hướng chiến lược chung.
Để tạo nên những bước chuyển biến ở khu vực này, bên cạnh đánh giá lại cơ cấu kinh tế của từng địa phương, phát huy khả năng lợi thế so sánh về sản xuất thì rất cần một đội ngũ nhân lực đồng bào dân tộc thiểu số có trình độ chuyên môn, đảm bảo cho quá trình phát triển bền vững là cần thiết. Do đó cần có một sự đánh giá khoa học về tạo ra nguồn nhân lực này.
TS. Vũ Đăng Minh, Vụ trưởng Vụ Công tác Thanh niên, Bộ Nội vụ (ảnh: VGP/Phương Liên)
Để tạo nên những bước chuyển biến ở khu vực này, bên cạnh đánh giá lại cơ cấu kinh tế của từng địa phương, phát huy khả năng lợi thế so sánh về sản xuất thì rất cần một đội ngũ nhân lực đồng bào dân tộc thiểu số có trình độ chuyên môn, đảm bảo cho quá trình phát triển bền vững là cần thiết. Do đó cần có một sự đánh giá khoa học về tạo ra nguồn nhân lực này.

TS. Vũ Đăng Minh, Vụ trưởng Vụ Công tác Thanh niên, Bộ Nội vụ (ảnh: VGP/Phương Liên)
Theo TS. Vũ Đăng Minh, vụ trưởng Vụ Công tác Thanh niên – Bộ Nộ Vụ, nghiên cứu về chính sách nguồn nhân lực đồng bào dân tộc thiểu số phục vụ phát triển bền vững là hướng nghiên cứu có tính ứng dụng rất cao, rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Đề tài được triển khai dưới sự hỗ trợ của Trường PTDT Nội trú tỉnh Quảng Nam và một số chuyên gia cao cấp nghiên cứu về chính sách nguồn nhân lực.
Đề tài hoàn thành có thể là cơ sở đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội hiện nay đối với khu vực miền núi của tỉnh Quảng Nam.
Nguồn tin: Ban biên tập Website VPTT
Leave a comment