Cách phân biệt Đông trùng hạ thảo thật và giả

Theo chia sẻ của một số doanh nghiệp, có khoảng 70% các sản phẩm Đông trùng hạ thảo trên thị trường là hàng giả, hàng kém chất lượng. Vì quá hiếm với giá lên tới tiền tỷ/kg nên đông trùng hạ thảo bị làm giả rất nhiều, đủ loại từ nặn bột đến siêu chiết tách. Khi mua Đông trùng hạ thảo cần phải tìm hiểu nguồn gốc hết sức thận trọng, để không mua phải loại kém chất lượng, thậm chí có chứa những chất độc hại, kim loại nặng không lường hết được. Lohas Viet đã tìm hiểu một số cách giúp bạn phân biệt được đâu là Đông trùng thật và Đông trùng giả.

Phân biệt Đông trùng hạ thảo dựa theo xuất xứ địa phương

Theo ThS.BS Hoàng Khánh Toàn, Trưởng khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện 108, đông trùng hạ thảo vùng Tây Tạng đến nay vẫn được cho là tốt nhất. Các vùng khác, chất lượng không bằng do khác về địa chất, khí hậu, môi trường. Tuy nhiên, để phân biệt được đâu là đông trùng Tây Tạng, đâu của Hàn Quốc, Nhật Bản… thì cực kỳ khó.

Phân biệt Đông trùng hạ thảo dựa theo nguồn gốc

Đông trùng hạ thảo mọc tự nhiên hình dạng con sâu rất quý hiếm và không có nhiều nên giá rất cao. Hiện nay, loại đông trùng hạ thảo tự nhiên có hình sâu nhộng này rất nhiều mua bao nhiêu cũng có nhưng có 3 nguồn gốc khác nhau với chất lượng cũng khác nhau thậm chí có loại được làm giả hoàn toàn không có giá trị. Loại thứ nhất là loại Nấm Đông Trùng Hạ Thảo Ophiocordyceps sinensis tự nhiên thật có giá trị nhất nhưng giá trên dưới 1 tỷ đồng và số lượng loại này rất ít và không dễ mua được loại này nếu không qua đến Trung Quốc để mua, nguồn thứ 2 là loại cây Trùng Thảo hay gọi là bắc Trùng Thảo đây là loại Thảo dược mà có phần gốc của của nó giống như hình dạng của sâu Đông Trùng Hạ Thảo Ophiocordyceps sinensis tự nhiên, loại trùng thảo này có một số thành phần dược tính giống như đông trùng hạ thảo thật nhưng không đầy đủ và đồng nhất với loại từ thiên nhiên, đây là loại cũng có giá trị dược tính nhưng thấp hơn, do dễ nuôi trồng nên giá thành thấp, nếu không phải người có chuyên môn sẽ khó phân biệt dược loại này, loại thứ 2 này tại Việt Nam có giá vài chục triệu/kg. Loại thứ 3 là đông trùng hạ thảo được làm giả rất giống với tự nhiên, loại này hoàn toàn không có giá trị dược tính mà dùng còn nguy hại cho sức khỏe vì có sử dụng hóa chất tạo mùi. Cách phân biết đông trùng hạ thảo thật, giả chính xác nhất là phải phân tích kiểm nghiệm.

Phân biệt Đông trùng hạ thảo dựa theo hình dạng

Theo thạc sĩ Lê Quốc Thịnh, Trưởng khoa Dược, Bệnh viện Trung ương 71, hàng giả thường được chế bằng thân củ của địa tàm và thảo thạch. Đông trùng hạ thảo giả có cạnh gờ hơi cong, có 3-15 đốt, bên ngoài có màu vàng nhạt, dài khoảng 2-3 cm, giòn hơn so với thông thường, khi cắt ra có màu trắng. 

Một số loại giả do Trung Quốc sản xuất được làm từ bột ngô, bột mạch hay thạch cao… Chúng được sản xuất bằng cách gia công ép màng nên bên ngoài có màu trắng ngà, hình sâu non nhẵn bóng, rõ các vằn khía, mặt cắt có màu trắng nhạt, cầm thấy nặng, không nhẹ bông như thật, khi nhai lâu thì dính răng. Hàng giả sâu non không có chân, vị ngọt, dính.

Có thể nhận biết Đông trùng hạ thảo nhờ vào quan sát hình dáng bên ngoài (Nguồn ảnh: Blog Du Lịch Sức Khỏe)

Đông trùng hạ thảo giả thường có màu sắc khác thường, chân, mắt không rõ ràng

Một kinh nghiệm khác cho thấy đông trùng hạ thảo thật do chất đệm nấm mọc dính liền vào đầu sâu non mà thành. Đầu sâu non giống như con tằm, dài khoảng 3-5 cm, đường kính chừng 0,3-0,8 cm. Bên ngoài có màu vàng sẫm hoặc nâu vàng với khoảng 20-30 vằn khía, vằn khía ở gần đầu nhỏ hơn. Phần đầu có màu nâu đỏ, đuôi giống như đuôi con tằm, có tất cả 8 cặp chân, nhưng 4 đôi ở giữa là rõ nhất. Chất đệm nấm hình que cong mọc ra từ mình sâu non, dài hơn sâu non một chút. Sâu non dễ bẻ gãy, ruột bên trong căng đầy, màu trắng hơi vàng; chất đệm nấm khá dai và bên trong ruột hơi rỗng, có màu trắng ngà. Trong khi đó, đông trùng hạ thảo giả thường được làm từ thân củ của địa tàm và thảo thạch. Quan sát hàng giả sẽ thấy có cạnh gờ hơi cong và số đốt là 3-15, bên ngoài có màu vàng nhạt, dài độ 2-3 cm, đường kính 0,1-1 cm, đặc biệt chất giòn, mặt cắt có màu trắng. Ngoài ra còn một loại giả đông trùng hạ thảo nữa được làm từ bột ngô, bột mạch hay thạch cao… Chúng được sản xuất bằng cách gia công ép màng nên bên ngoài có màu trắng ngà, hình sâu non nhẵn bóng, rõ các vằn khía, mặt cắt có màu trắng nhạt. Cầm thấy nặng, không nhẹ bông như thật, khi nhai lâu thì dính răng. Hàng giả thì sâu non không có chân, vị ngọt, dính.

Còn theo TS Phùng Tuấn Giang, một cách để phân biệt đông trùng nguyên con thật giả là chú ý đến mắt trùng – bộ phận khó làm giả nhất. Nếu là trùng thật, chỉ cần nhúng con trùng vào nước ấm, vạch đầu ra sẽ thấy 2 mắt đen sì, nếu làm giả bằng bột sẽ không thấy. Bên cạnh đó, hình dạng con trùng phải khôn, giống con sâu. Khi làm giả, trông sẽ bị dại hoặc màu sắc bị biến đổi quá nhiều. Nếu muốn biết xem đông trùng có bị chiết tách hết chất hay không cần phải uống thử. Nếu từng dùng quen sẽ ngay lập tức phát hiện ra. Đông trùng hạ thảo tự nhiên có mùi tanh rất đặc trưng, khi tẩm rượu, sao qua sẽ thấy mùi tanh bốc lên.

Cần thận trọng khi khi lựa chọn đông trùng hạ thảo để không mua nhầm hàng giả

Ngoài các cách phân biệt trên, để tránh mua nhầm hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, người tiêu dùng nên mua đông trùng hạ thảo dạng tươi ở những cơ sở có tư cách pháp nhân, được phân phối chính hãng của các quốc gia (ví dụ, tại Trung Quốc có những cửa hàng bán đông trùng hạ thảo có dấu kiểm định của Trung y dược nước này) hoặc mua tại điểm bán trực tiếp của doanh nghiệp nuôi trồng hoặc sản xuất. Với các sản phẩm là thực phẩm chức năng hoặc viên nén có ghi thành phần đông trùng hạ thảo, nên yêu cầu các doanh nghiệp, nơi bán xuất trình các giấy tờ chứng nhận chất lượng, công bố chất lượng, hóa đơn mua hàng… để đảm bảo mua được sản phẩm đúng chất lượng và giá tiền bỏ ra.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *